Bún mắm - món ăn làm nên thương hiệu của người dân miền Tây
Tin Tức
Tin Tức
Bún mắm - món ăn làm nên thương hiệu của người dân miền Tây
Bún mắm thân thuộc với mọi vùng miền đất nước nhưng ở miền Tây vẫn có mùi riêng mà không lẫn vào đâu được.
Tại sao bún mắm lại hấp dẫn đến thế?
Nhắc đến món "bún mắm" hẳn ai cũng không khỏi thèm thuồng bởi hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn này. Bún mắm là món đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ từ bao đời nay, có nguồn gốc từ Campuchia.
Khi món bún mắm du nhập vào miền Tây (Việt Nam) đã được biến tấu và sáng tạo để phù hợp với ẩm thực và hương vị của người dân nơi đây. Thay vì nấu bằng mắm hốc như ở Campuchia thì người dân miền Tây lại nấu bún mắm bằng mắm cá linh hay cá sặc và nhiều loại cá khác có ở miền Tây. Mặc dù vậy, món bún mắm vẫn giữ được hương vị thơm ngon, thu hút với thực khách tứ xứ.
Món bún mắm gây thương nhớ nhất là ở nước dùng. Nước dùng được nấu từ mắm cá linh hoặc cá sặc những loài cá đặc trưng ở vùng sông nước mang hương vị dân dã lại rất thu hút. Mắm cá linh được người dân nơi đây chế biến rất công phu và kỹ lưỡng, sau khi cá được làm sạch thì cho vào hũ và ép chặt khoảng 10 phút thì lấy ra và tẩm thính xông muối, 3 tuần sau thì đem ra chao đường.
Sau khoảng nửa tháng mắm cá linh đã chín tới, có vị ngọt ngọt, béo ngậy và không còn mùi tanh của cá sẽ được đem ra để nấu bún mắm. Nước dùng của bún mắm ngoài vị đậm đà, béo ngậy của cá linh còn là sự hòa quyện với vị ngọt thơm của lóc tạo ra một hương vị say đắm lòng người.
Phần nhân của bún mắm cũng gây thích thú không kém đối với thực khách. Bao gồm: tôm lột sạch vỏ cá lóc, mực ống, thịt heo quay… tất cả đều được chần chín sau đó sẽ được cho vào bát và chan phần nước lèo lên trên tăng thêm phần hấp dẫn.
Thưởng thức bún mắm đúng điệu là phải ăn kèm với những loại rau đặc trưng của miền Tây như rau kèo nèo, cọng bông súng, rau diếp cá, hẹ, giá sống, rau muống chẻ, bông chuối bào… những loại rau này làm dậy lên hương vị thơm ngon và đậm đà của bát bún.
Tuy nhiên, những loại rau ăn kèm đều được cho vào theo một lượng vừa phải để thực khách có thể tập trung thưởng thức phần nước lèo tuyệt hảo của bún mắm. Và một nhân tố cũng không thể thiếu được để món bún mắm trở nên hoàn hảo đó là "nước me". Nước me tạo nên vị chua chua hết sức hấp dẫn cho món bún và còn để chấm cùng với tôm, mực và thịt heo trong bát bún.
Nhìn vào một tô bún mắm với đầy đủ màu sắc và hương thơm đã đủ khiến thực khách say mê. Với màu trắng nõn nà của những sợi bún giòn dai; màu vàng sánh mịn của nước lèo và thịt heo quay, màu hồng hào của tôm, màu xanh tươi của rau cùng với hương thơm lôi cuốn đảm bảo sẽ làm nao lòng cả những thực khách khó tính nhất. Phải công nhận bún mắm là món ăn có cả một nghệ thuật ẩm thực.
2. Đến miền Tây là phải thử ngay bún mắm
Bún mắm thơm ngon là thế nhưng giá cả lại rất phải chăng dao động từ 30-40 nghìn/ tô nên du khách có thể ăn uống thoải mái “tẹt ga” nhé.
Đối với người dân nơi đây thì bún mắm đã trở thành một món ăn quen thuộc và dân dã có mặt trong các bữa sáng hay các buổi vui chơi. Khi mùa nước lũ về vạn vật sinh sôi nảy nở, người dân miền Tây lại đi bắt cá hái bông súng về nấu bún mắm và cùng nhau thưởng thức rất vui vẻ, đầm ấm.
Đến với miền Tây thơ mộng ngoài việc ghé thăm những địa điểm du lịch hấp dẫn, những danh lam thắng cảnh hữu tình thì thưởng thức món "bún mắm" là điều không thể bỏ lỡ. Chắc hẳn khi thưởng thức xong món bún mắm nức tiếng này, du khách sẽ phải tấm tắc khen ngợi.
Và phần nào du khách sẽ hiểu thêm về những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây, thêm yêu thêm mến vùng đất xinh đẹp này. Chắc chắn khi trở lại với thành thị phồn hoa, du khách sẽ lại nhớ tới hương vị thơm ngon, đậm đà của món bún mắm miền Tây và lại muốn đặt chân tới miền Tây một lần nữa để thưởng thức nó.