Bánh xèo miền Tây và bánh xèo miền Trung khác gì nhau?

Tin Tức

Tin Tức

Bánh xèo miền Tây và bánh xèo miền Trung khác gì nhau?

Ngày đăng : 26/09/2022 - 11:32 AM

    "Mê mệt" món bánh xèo nhưng liệu các tín đồ ẩm thực có phân biệt được sự khác nhau giữa bánh xèo miền Tây và bánh xèo miền Trung không?

 

 

Tại sao lại gọi là "bánh xèo"?

 

    Tên gọi của món ăn này xuất phát từ âm thanh "xèo, xèo" khi chiên bánh. Là một trong những món ăn dân gian đến giờ vẫn rất được yêu thích của Việt Nam nhưng mỗi vùng miền lại có cách làm bánh xèo khác nhau. Nổi bật nhất là cách chế biến bánh xèo theo kiểu miền Tây và miền Trung.

 

 

Bánh xèo miền Tây và bánh xèo miền Trung có gì khác biệt?

Kích thước

 

    Bánh xèo ở miền Trung có kích thước nhỏ hơn, khoảng 10cm và chiên ngập dầu trong chảo gang. Bánh xèo của người miền Tây lại có kích thước lớn. Người miền Tây thường dùng thân tàu lá chuối quết dầu đều lên mặt chả. Sau khi chờ dầu nóng mới đổ bột vào và xoay chảo liên tục để bánh được tròn trịa. Bánh xèo miền Tây đúng chuẩn phải có lớp vỏ mỏng. Chính vì vậy mà mỗi lần đi ăn bánh miền Trung thường phải ăn 3 cái, còn bánh miền Tây thì 1 cái là đã đủ no rồi.

 

Bột làm bánh

 

    2 vùng đều dùng bột gạo làm vỏ bánh. Người xưa thường dùng cối đã để xay nhuyễn bột nhưng ngày nay họ sử dụng máy xay nhanh chóng và tiết kiệm sức lực hơn. Ở miền Trung, bột bánh xèo thường chỉ có màu trắng của gạo, người miền Tây lại thích cho thêm bột nghệ hoặc nước dừa để bột có màu vàng hấp dẫn hơn. Nhiều người thậm chí còn cho thêm bột đậu xay hoặc cơm nguội xay nhuyễn để tăng độ giòn cho bánh. Công thức phổ biến nhất để pha bột bánh xèo của dân miền Tây là bột gạo, cốt dừa, bột nghệ, muối, đường và thêm 1 ít hành.

 

 

Nhân bánh xèo

 

    Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của món bánh xèo 2 miền. Tận dụng nguồn cung hải sản dồi dào, người miền Trung thường làm bánh xèo nhân tôm mức hoặc sò điệp, tép, các loại cá. Nhiều quán thậm chí còn dùng tôm sú và mực sữa thì hương vị bánh càng hoàn hảo. Trước khi gói vào bánh, nhân sẽ được xào qua cho săn lại, cho thêm giá hoặc hẹ.

 

    Nhân bánh xèo miền Tây thường được làm từ thịt lớn, thịt vịt hoặc tép,...trong đó nhân thịt lợn là phổ biến nhất. Bên cạnh thịt, nhân còn gồm nấm, rau củ quả, hoa thiên lý, củ hủ dừa,...rất đa dạng.

 

Cách thường thức bánh xèo miền Trung và miền Tây cũng rất riêng biệt

 

    Bánh xèo miền Trung thường được ăn khi mềm hoặc giòn, bánh trắng mềm và thưởng thức cùng rau sống (xà lách, diếp cá, cải,...), chấm với mắm. Mắm chấm của miền Trung thường có màu hơi nâu, sánh và pha nhiều chanh ăn, đường. Nhiều nhà hàng còn phục vụ kèm bánh tráng để thực khách cuốn bánh xèo với rau sống, chấm mắm ăn.

 

 

    Tiêu chuẩn cho 1 chiếc bánh xèo miền Tây ngon thì vỏ phải thật mỏng, giòn tan, tròn đều. Bánh xèo miền Tây ăn kèm tới 20 loại rau sống như cát lồi, xà lách, cải xanh, diếp cá, mã đề, đọt xoài,...Thường thì người ta ít cuốn bánh xèo kiểu miền Tây bằng bánh tráng mà cuốn bằng rau sống rồi chấm với mắm chua ngọt, có củ cải ăn kèm.

 

 

 

 

Bài viết khác

Bánh xèo miền Tây và bánh xèo miền Trung khác gì nhau?

Hotline tư vấn: 0977427463
Zalo
Zalo